Trong sản xuất lúa, việc kiểm soát và xử lý lúa cơi luôn là một thách thức lớn và là nỗi trăn trở đối với bà con nông dân. Loại lúa dại này không chỉ làm giảm năng suất mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Bài viết này Công ty Nam Phương (NAP) chia sẻ trải nghiệm thực tế của anh Oai, một nông dân tại xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sau khi sử dụng Chế phẩm Vi sinh NAP 2 RICE để giải quyết vấn đề Lúa cơi.
Trước khi sử dụng – Ruộng lúa bị nhiễm lúa cơi rất nặng
Anh Oai cho biết: “Trước đây, ruộng của tôi bị nhiễm lúa cơi rất nặng. Mỗi vụ tôi phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, nhưng hiệu quả không cao và chi phí lại tốn kém.” Anh quyết định tìm kiếm một giải pháp sinh học bền vững hơn sau khi nhận thấy các phương pháp hóa học truyền thống không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Quá trình sử dụng chế phẩm vi sinh NAP 2 RICE
Sau khi được đội ngũ kỹ sư của Nam Phương hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị đất và tăng sinh chế phẩm vi sinh, anh Oai đã tiến hành các bước như sau:
- Xới đất và bơm nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chế phẩm.
- Tăng sinh chế phẩm vi sinh NAP 2 RICE từ 9 – 12 tiếng trước khi phun.
- Phun chế phẩm đều trên mặt ruộng và giữ nước liên tục trong 5 – 7 ngày.
Sau khi sử dụng Chế phẩm NAP2Rice – Lúa cơi đã được xử lý và kiểm soát hiệu quả
Sau 10 ngày kể từ khi phun chế phẩm, anh Oai cùng kỹ sư của Nam Phương đã tiến hành kiểm tra đồng ruộng. Anh nhận xét: “Hạt lúa cơi chuyển màu sẫm, bị thối và mềm. Khi bóp nhẹ, hạt bị nát, đuôi hạt bị gãy rụng. Ngoài ra, rơm rạ trong ruộng cũng bị phân hủy, giúp bổ sung lượng lớn chất hữu cơ cho đất.”
Anh Oai còn chia sẻ thêm: “Tôi sẽ tiếp tục khuyến khích bà con nông dân khác trong khu vực sử dụng chế phẩm vi sinh, chế phẩm hữu cơ này để giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, bảo vệ sức khỏe và môi trường.”
Tại sao chọn chế phẩm sinh học NAP 2 RICE?
Chế phẩm NAP2RICE là một trong những Giải pháp vi sinh tiên tiến giúp kiểm soát và xử lý lúa cơi một cách hiệu quả mà vẫn bảo vệ môi trường. Sản phẩm không chỉ tiêu diệt lúa cơi mà còn cải thiện độ phì nhiêu của đất, giúp gia tăng năng suất lúa trong những vụ mùa sau.
Bằng cách áp dụng giải pháp sinh học bền vững, người nông dân như anh Oai không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực của hóa chất đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Pingback: Hành trình hướng dẫn bà con Phú Tân - An Giang xử lý lúa cơi - Nam Phương Group