Bệnh vi khuẩn hại lá lúa không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn là nỗi ám ảnh của bà con nông dân khi đến giai đoạn trước trổ hoặc sau trổ bông. Để có những biện pháp phòng ngừa sớm từ giai đoạn đẻ nhánh lớn đòng giúp bảo vệ cây lúa phát triển khỏe mạnh, việc sử dụng giải pháp đặc trị vi khuẩn hại lúa hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường là điều cần thiết.
– By Nam Phương (NAP)
Tại sao bà con phải phòng và trị bệnh vi khuẩn trên lúa kịp thời?
Bệnh vi khuẩn hại lúa có thể bùng phát nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến từng giai đoạn phát triển của cây, gây nên những hậu quả khó lường:
Triệu chứng gây hại khó phát hiện ban đầu
– Lá lúa xuất hiện các vết đốm nhỏ mờ hoặc các sọc vàng, sau đó lan dần ra toàn bộ phiến lá.
– Khi trời ẩm, bề mặt lá thường có các giọt vi khuẩn màu vàng nhạt. Đến khi khô, chúng tạo thành các hạt nhỏ dễ rơi xuống đất, lây lan nhanh trong ruộng.
– Những vết bệnh nặng khiến lá khô cháy, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây.
Mất năng suất nghiêm trọng
– Khi bệnh lan rộng, lá lúa mất màu xanh tự nhiên, dẫn đến giảm khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng.
– Theo ước tính, các bệnh vi khuẩn như đốm sọc hay vàng lá có thể làm giảm 30 – 40% năng suất nếu không được xử lý kịp thời.
Chất lượng hạt gạo suy giảm
– Cây lúa bị nhiễm bệnh thường tạo ra hạt lép, nhỏ, mất màu sáng bóng và không đạt tiêu chuẩn thương mại.
– Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giá bán mà còn khiến bà con mất cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
Chi phí phục hồi cao
– Một cây lúa bùng phát bệnh, bà con sẽ tốn kém nhiều chi phí thuốc và công lao động để phục hồi. Thậm chí, nếu không có giải pháp đúng đắn, hiệu quả đạt được thường không như mong muốn.
Do đó, Công ty Nam Phương (NAP) giới thiệu đến bà con Nap Kasu – Một trong những giải pháp sinh học đột phá được thiết kế đặc biệt để đối phó với các bệnh vi khuẩn trên lúa.